Các loại trà tốt cho sức khoẻ mà bạn nên thử một lần

cac loai tra tot cho suc khoe 1
5/5 - (1 bình chọn)

Trà là một thức uống rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Trà có nhiều công dụng, lợi ích tốt cho sức khoẻ. Trà giúp người sử dụng duy trì vóc dáng, làm chậm quá trình lão hoá, ngăn ngừa các chứng bệnh nguy hiểm.

Các cụ xưa thường pha trà để tiếp khách, nhâm nhi tâm sự. Đối với người trẻ hiện nay, thói quen uống trà cũng đã trở nên phổ biến. Nay Trà Tự Nhiên bật mí các loại trà tốt cho sức khoẻ hiện nay.

Trà tía tô

Trà tía tô là tên gọi chung uống từ lá tía tô, lá tía tô có thể hãm nước sôi hoặc bột tía tô để uống giúp người sử dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị bệnh.
cac-loai-tra-tot-cho-suc-khoe
Các loại trà tốt cho sức khoẻ – Trà tía tô

Tác dụng của trà tía tô

Tía tô có những tác dụng điển hình như:

#. Giúp trị hen suyễn

Theo nghiên cứu, dầu trong cây tía tô có ảnh hưởng lớn tới lên bệnh hen suyễn, nó tăng lưu thông khí và cải thiện chức năng của lá phổi, hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị hen.

#. Trà tía tô chống viêm và dị ứng

Các thành phần hóa học chứa trong tía tô điển hình như Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, giảm Cytokine, giúp hạn chế xảy ra  viêm và dị ứng cơ thể.

#. Giúp điều trị dạ dày

Hoạt chất Tanin & Glucosid được chiết xuất từ tía tô có tác dụng điển hình là chống viêm, làm lành vết loét. Đồng thời, nó còn giúp trung hòa, làm giảm axit trong dạ dày.

#. Khả năng chống oxy hóa cơ thể

Chất chống oxy hóa Aldehyde có trong tía tô có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do hình thành, gây tổn thương đến các tế bào cơ thể.

#. Giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Dầu tử tô giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và axit béo không bão hòa omega – 3 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

#. Hỗ trợ giảm đau, trị viêm xương khớp cho người sử dụng

Các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu tử tô trong tía tô có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng viêm ở khớp, giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.

#. Giúp cho đầu óc tỉnh táo, thư giãn

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland đưa ra, hoạt chất Apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic được chiết xuất từ tía tô giúp phòng tránh, điều trị chứng trầm cảm. Đồng thời, chất này còn có tác dụng kích thích nâng cao tinh thần, giúp cho đầu óc tỉnh táo, tâm trạng thoải mái, giảm stress.

#. Giúp làm đẹp da

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hoạt chất có trong tía tô có tác dụng ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase ở chuột, giúp làn da sáng hơn.

Trà lá sen

Trà lá sen là một loại trà có vị hơi chát, giúp người sử dụng an thần, giải độc vô cùng hiệu quả. Tác dụng của trà này rất phù hợp với người muốn giảm béo, có huyết áp không ổn định. Ngoài ra, trà lá sen này cũng giúp người sử dụng hỗ trợ giấc ngủ và an thần.

Xem thêm: Trà lá sen có tác dụng gì? Tại sao mọi người uống nhiều đến vậy

cac-loai-tra-tot-cho-suc-khoe
Các loại trà tốt cho sức khoẻ – Trà lá sen

Trà nụ hoa tam thất

Nụ hoa tam thất là loại hoa có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: Hoạt chất nhân sâm RB1&RB2, canxi, sắt, vitamin P…Vậy nụ hoa tam thất chữa được những bệnh gì? Trà nụ hoa tam thất có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ ở trong một số trường hợp:

Mất ngủ: Saponin ginsenoid có trong nụ hoa tam thất giúp người uống an thần, tăng cường tuần hoàn máu. Khi uống trà nụ hoa tam thất bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, chất lượng giấc ngủ được nâng lên.

– Huyết áp cao: Hoạt chất rutin (thường có hàm lượng cao nhất ở nụ cây 3 năm tuổi) có trong nụ hoa tam thất giúp tăng sức bền cho thành mạch máu. Từ đó, giúp bạn hạn chế những tác động xấu do huyết áp tăng.

Tiểu đường: Hoạt chất GS4 có trong nụ hoa tam thất giúp cơ thể giảm hấp thu đường tại ruột, tăng cường sản sinh men sử dụng đường ở mô cơ. Do vậy, trà nụ hoa tam thất hỗ trợ ổn định đường huyết.

Các vấn đề như gan nhiễm mỡ, xơ gan, men gan cao: Trà nụ hoa tam thất có khả năng làm mát gan, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan của cơ thể người uống.

Bệnh tim mạch: Nụ tam thất có chứa chất Noto Ginsenosid, nó giúp giảm hàm lượng Homocysteine ở trong máu. Do đó, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh tim mạch như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Ngoài ra, trà nụ hoa tam thất giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, bồi bổ cơ thể, làm đẹp da, giảm cân, hỗ trợ giảm mỡ máu…

cac-loai-tra-tot-cho-suc-khoe
Các loại trà tốt cho sức khoẻ – Trà nụ hoa tam thất

Trà shan tuyết

Trà shan tuyết hay còn gọi là chè shan tuyết là loại trà thuộc dòng trà xanh, là cây chè sống trên núi cao ở Việt Nam, chủ yếu được trồng ở vùng núi Tây Bắc. Búp trà shan tuyết được phủ một lớp lông tơ bên ngoài màu trắng như tuyết nên được người dân gọi ngắn gọn là chè tuyết hay trà tuyết.

cac-loai-tra-tot-cho-suc-khoe

Lợi ích đặc biệt của trà Shan tuyết

Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong trà shan tuyết có chứa chất làm giảm cholesterol có trong máu, tăng cường đàn hồi cơ tim, giúp ngăn chặn các bệnh liên quan tới tim mạch

Đánh tan mỡ, giúp giảm cân: Thói quen uống trà sẽ giúp bạn tiêu hoá nhanh hơn, làm giảm tình trạng béo phì cho cơ thể.

Chống lão hoá: Uống trà shan tuyết thường xuyên, cơ thể được tăng cường vitamin A, B, E,.. rất có lợi cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thị cho bản thân.

Giảm huyết áp: Các chất hỗn hợp có trong trà có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm huyết áp, nếu bạn đnag bị huyết áp cao thì uống chè Shan tuyết mỗi ngày là một sự lựa chọ hợp lý

Giúp lợi tiểu: Trong trà Shan tuyết có chứa các chất giúp người uống bảo quản thận, lợi tiểu.

Sản phẩm: Trà shan tuyết

Bài viết liên quan:

Trà tự nhiên – Sống thiên nhiên

  • Fanpage: Trà Tự Nhiên
  • Hotline: 0393465288/ 0332288887
  • Địa chỉ: Số 297, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

3 thoughts on “Các loại trà tốt cho sức khoẻ mà bạn nên thử một lần

  1. Pingback: Trà shan tuyết là gì? Trà shan tuyết giá bao nhiêu? - Tratunhien

  2. Pingback: Uống trà gì tốt cho thận? TOP loại trà tốt cho sức khỏe thận

  3. Pingback: Uống trà atiso có tác dụng gì? Bà bầu có nên uống không? - Tratunhien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *