Nên uống trà gừng khi nào? Cách pha trà gừng ngon nhất

Nên uống trà gừng khi nào
5/5 - (1 bình chọn)

Nên uống trà gừng khi nào, Trà gừng có tác dụng gì?

 1. Nên uống trà gừng khi nào để thơm ngon nhất

Trà gừng là thức uống không còn là xa lạ với nhiều người. Khác với những loại nước uống thông thường khác, vì gừng là một loại dược liệu có chứa những thành phần có hoạt tính sinh học nên thời điểm dùng cũng như cách pha sẽ có những điểm cần lưu ý. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn biết được trà gừng nên uống khi nào để vừa thơm ngon vừa cho hiệu quả tốt nhất. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về các tác dụng của trà gừng, từ đó bạn sẽ hiểu hơn về thời điểm uống và cách dùng tốt nhất.

Nên uống trà gừng khi nào
Nên uống trà gừng khi nào

2. Trà gừng có những công dụng gì?

Trà gừng có nguyên liệu chính là thân rễ của cây gừng (Zingiber officinale) . Đây một vị dược liệu thường gặp, dễ tìm với rất nhiều công dụng tuyệt vời trên sức khỏe. Một ly trà gừng khi được pha đúng cách phát huy tốt những công dụng của loại dược liệu này.  Những tác dụng đó là:Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ , vị và có công dụng giúp:

– Phát tán phong hàn, dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn với biểu hiện sốt cao, rét run, không ra mồ hôi, người mệt mỏi, có thể phối hợp với bạch chỉ, kinh giới.

– Hóa đàm chỉ ho: dùng cho người bị ho do viêm phế quản, thường phối hợp với cam thảo.

– Làm ấm vị, chỉ nôn: dùng khi bị lạnh bụng, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, nôn và buồn nôn.

– Lợi niệu, tiêu phù thũng: Công dụng này đến từ thành phần vỏ gừng.

– Giải độc khử trùng: Dùng khi giun đũa chui lên ống mật, hoặc tắc ruột do giun đũa.

Ngoài ra, gừng còn được dùng trong “cứu” các huyệt vị, dùng làm phụ liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền.

Y học hiện đại đã chỉ ra những tác dụng sinh học nổi bật của gừng như: Làm co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, giảm sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ và kháng khuẩn.

Thành phần chính có tác dụng trong gừng đó là tinh dầu, chất nhựa (có 2 chất chính là gingerols và shoagols), chất khoáng (kẽm, selen, coban…), vitamin (B1, B2, B6, C) và nhiều thành phần khác.

Chính những tác dụng và tính chất trên, chúng ta sẽ biết trà gừng nên uống khi nào tốt và cách pha sao cho hiệu quả nhất.

Tác dụng của trà gừng với sức khỏe
Tác dụng của trà gừng đối với sức khỏe

Nên uống trà gừng khi nào?

“Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm” hay “Tối ăn củ cải, sáng dậy ăn gừng” là kinh nghiệm từ xưa về việc sử dụng gừng trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Theo thuyết âm dương, ban đêm thuộc phần âm, ban ngày thuộc phần dương. Gừng lại có vị cay, tính ấm, thuộc dương dược. Vì vậy nên uống gừng vào ban ngày để phù hợp với nhịp âm dương của trời đất và cơ thể.

Còn trong y học hiện đại, trà gừng nên uống khi nào sẽ dựa trên tác dụng sinh học cụ thể của gừng. Như đã trình bày ở trên, gừng có tác dụng kích thích thần kinh, co mạch, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp. Vì vậy, nếu uống gừng vào buổi tối sẽ khiến nhịp sinh học bị đảo lộn, bạn rất dễ bị khó ngủ, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực.

Với tác dụng giúp kích thích thần kinh, nếu bạn uống trà gừng vào buổi sáng sẽ có tinh thần sảng khoái, tỉnh táo cho ngày dài làm việc.

Vậy, có thể rút ra rằng, bạn nên uống trà gừng vào buổi sáng sau khi ăn (để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa), không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Một ngày, bạn nên uống trà gừng 2-3 lần. Vì vậy, ngoài uống trà gừng vào buổi sáng, bạn có thể thêm vào đầu giờ chiều. Bạn cũng có thể uống vào buổi tối sau khi ăn, nhưng cần lưu ý là không uống sát giờ đi ngủ.

Nên uống trà gừng khi nào
Nên uống trà gừng khi nào tốt nhất

Pha trà gừng như thế nào để hiệu quả và thơm ngon nhất?

Bạn có thể sử dụng gừng tươi để pha, hoặc tiện dùng hơn là dùng trà gừng gói có sẵn trên thị trường. Chúng ta cùng tìm hiểu về hai cách này ngay sau đây nhé!

cách pha trà gừng
Cách pha trà gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi khoảng 10-20g, đường hoặc mật ong, một số thảo dược khác (sả, quế) nếu muốn tăng hương vị, khoảng 500ml nước sạch

– Sơ chế gừng: Rửa và cạo sạch vỏ, sau đó đập dập hoặc thái lát. Chúng tôi khuyên bạn nên đập dập bởi khi đó, các chất trong gừng sẽ được hòa tan vào nước nhanh hơn, dễ dàng hơn.

– Pha trà gừng: Đun sôi nước, sau đó bạn có thể thả gừng vào đun cùng nước sôi trong khoảng 3-5 phút. Hoặc bạn có thể cho gừng đã đập dập vào cốc rồi đổ nước sôi vào, hãm trong khoảng 8-10 phút. Nếu cho thêm một số vị thảo dược khác thì bạn nên cho vào cùng gừng ngay từ ban đầu.

– Thêm đường, mật ong sao cho phù hợp với khẩu vị của từng người.

Những lưu ý khi pha trà gừng từ gừng tươi

– Gừng được khuyến cáo cần dùng vừa đủ, không nên dùng quá ít (hiệu quả kém) và không nên dùng quá nhiều (ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp).

– Với cách pha thủ công, lượng hoạt chất có tác dụng trong trà gừng thu được khi pha 10-20g gừng tươi sẽ tương ứng với khoảng 4-8g theo lý thuyết.

– Lượng đường hay mật ong cho bao nhiêu tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Nếu bạn đang ăn kiêng hoặc bị tiểu đường, bạn nên dùng loại đường không làm tăng đường huyết, không sinh calo, một gợi ý tốt đó là

Trên đây là bài viết Nên uống trà gừng khi nào? Cách pha trà gừng ngon nhất hy vọng kiến thức Trà Tự Nhiên cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thấy hay bạn có thể chia sẻ với bạn bè và xem thêm những bài viết khác tại Blog Trà Tự Nhiên

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết và mua các sản phẩm khác của Trà Tự Nhiên tại:

Các dòng sản phẩm Trà Tự Nhiên: Trà Firi, Trà thảo mộc, Trà Hoa

Fanpage: Trà Tự Nhiên

Shopee:   trasachtunhien

YouTube: Trà Tự Nhiên

Email: trasachtunhien@gmail.com

Hotline: 0393465288

Địa chỉ: Số 297, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *