Nguyên nhân Kombucha bị hỏng? Cách xử lý phù hợp?

62a0e49005064 Geotag ktdv
Đánh giá bài viết

Kombucha bị hỏng là hiện tượng xuất hiện nấm mốc nổi lên trên bề mặt. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy? Và liệu có thể xử lý chúng để tiếp tục sử dụng?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc về việc trà Kombucha bị hỏng. Đồng thời, đưa ra cách xử lý, bảo quản giúp trà luôn ngon và tốt cho sức khỏe.

Kombucha là gì?

Kombucha ( hay còn gọi là nấm thủy sinh ) là một loại trà lên men nhờ giống Scoby. Đây là một loại nấm men được nuôi trong nước trà ( trà xanh hoặc trà đen ) có đường, để tạo nên loại đồ uống sủi bọt có tính axit nhẹ. Còn được gọi là trà kombucha.

Kombucha bị hỏng
Kombucha bị hỏng

Kombucha có nguồn gốc từ Mãn Châu – nơi thưởng thức các loại thức uống truyền thống. Ngoài ra, một số nước ở Đông Âu cũng tiêu thụ loại nước uống này.

Nguyên nhân làm Kombucha bị hỏng

Vệ sinh chưa sạch

Đây có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến nấm mốc phát sinh trong kombucha. Việc đặt gần bát đĩa, rau quả bẩn hay là nơi tiếp xúc với vật nuôi là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, sử dụng lọ, thìa chưa được khử trùng sạch cũng dẫn đến việc Kombucha bị hỏng.

Kombucha bị hỏng
Nguyên nhân khiến Kombucha bị hỏng

Chế biến sai cách

Kombucha thường được nhiều người làm tại nhà vì có công thức đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần không đúng một công đoạn có thể dẫn đến sự xuất hiện của nấm mốc. Bên cạnh đó, việc chưa làm sạch các công cụ trước khi chế biến cũng làm cho Kombucha bị hỏng.

Do yếu tố môi trường

Môi trường ẩm và ô nhiễm sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu kombucha để ở ngoài có thể dẫn đến nấm mốc phát sinh và bị hỏng.

Vậy nên, khi môi trường ẩm, cổ lọ cần được đậy bằng nhiều lớp vải, lớp gạc hoặc khăn. Điều quan trọng là nên giặt sạch vải trước khi sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết Kombucha bị hỏng

Kombucha bị hỏng thường sẽ xuất hiện nấm mốc trên bề mặt. Sự xuất hiện của nấm mốc thường gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu nấm bị bệnh hoặc bắt đầu biến mất, nó sẽ từ từ chìm xuống dưới đáy.

Trong nhiều nguyên nhân được kể ở trên, nguyên nhân thường dẫn đến hiện tượng này là do không khí bẩn. Hoặc do đồ uống làm lạnh dưới mức cho phép là 18 độ.

Kombucha bị hỏng
Dấu hiệu nhận biết Kombucha bị hỏng

Khi Kombucha bị mốc, thường có hai loại nấm bám trên bề mặt Scoby. Đầu tiên, là loại nấm màu xanh lá cây, đôi khi có sắc thái của màu xanh lam. Loại này có tên gọi là “ penicillum notatum” – thuộc loại nấm mốc nguy hiểm. Loại nấm thứ hai phải kể đến khi Kombucha hỏng là “ aspergillus niger” – một mảng bám đen và được hình thành bởi nhiều loại nấm nguy hiểm khác.

Nếu thấy xuất hiện các loại nấm này nhiều trong trà kombucha, tốt nhất là không sử dụng và nên loại bỏ nó.

Nên xử lí như thế nào khi Kombucha bị mốc

Nếu bạn không muốn thay mới Scoby, thì đã có một số cách xử lý để cứu nấm khỏi mốc. Dưới đây là ba cách do kombuchevodov đã nghĩ ra:

  • Cách 1: Nếu nấm mốc xuất hiện trên bề mặt của kombucha, bạn có thể đổ toàn bộ đồ uống đi và lấy scoby ra. Tiếp đến, dùng nước chanh vắt kĩ hoặc dùng giấm rượu 10%. Sau đó, đặt chúng vào trong cái lọ mới đã khử trùng, đỏ vào nước trà tươi ( tầm 1-2 muỗng ) và giấm.
kombucha bị hỏng
Cách xử lý Kombucha bị hỏng
  • Cách 2: Loại bỏ những vùng của Scoby bị nấm mốc màu xanh hoặc đen. Sau đó rửa kĩ bằng nước sạch. Đồng thời, tất cả các vùng lỏng lẻo cũng được loại bỏ trong quá trình xả nước. Cuối cùng, bạn sẽ thu được phần nấm còn khỏe mạnh, rồi tiếp tục cho vào lọ đã được khử trùng. Cuối cùng, bạn sẽ thu được phần nấm còn khỏe mạnh, rồi tiếp tục cho vào lọ đã được khử trùng và chứa đầy lá trà.
  • Cách 3: Có thể sử dụng giấm táo để làm sạch hay hồi sức khi xuất hiện nấm mốc. Đầu tiên, cần rửa lại bằng nước sạch và loại bỏ những chỗ có nấm mốc. Sau đó, cho nấm vào bát giấm táo nguyên chất, rửa sạch lại một lần nữa. Rồi dùng tay xoa đều acit lên thân nấm. Nấm đã sạch thì cho vào bình đựng có chứa đầy lá trà mới.

Lưu ý: Khi nấm mốc xuất hiện quá nhiều, quá lớn thì không nên hồi sinh lại nấm. Và tốt hơn nên mua mới và làm mới.

Cách phòng ngừa và bảo quản trà kombucha

Nấm mốc có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Vì vậy, phòng ngừa và bảo quản là phương pháp tốt nhất, giúp cho kombucha không bị hỏng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để tránh Kombucha bị hỏng:

  • Điều quan trọng là cần bảo quản kombucha trong ngăn tủ lạnh mát, nhằm tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Không nên dùng thìa bẩn hoặc uống trực tiếp từ miệng bình. Điều này nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập vào.
kombucha bị hỏng
Cách bảo quản kombucha
  • Luôn đậy nắm và đặt ở những nới thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Trong quá trình lên men không được tăng lên mà phải rút cạn kịp thời. Đồng thời cũng cần duy trì vệ sinh thường xuyên.
  • Không nên đổ đường hạt, chua tan vào trong bình, bởi các hạt sẽ tọa thành vết bỏng trên cơ thể của kombucha.

Bảo quản đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa được nấm mốc, tạo ra một thức uống ngon và tốt cho sức khỏe.

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Kombucha bị hỏng. Tuy nhiên, có thể nhận biết và đưa ra cách xử lý phù hợp tùy vào mức độ nấm mốc. Nếu nấm mốc xuất hiện quá nhiều trên bề mặt thì tốt nhất nên bỏ và làm mới chúng.

Mặt khác, cũng có cách bảo quản và phòng ngừa để tránh nấm mốc xuất hiện trong trà kombucha. Và có thể thoải mái thưởng thức loại trà này.

Nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi gì về vấn đề liên quan. Hãy để lại bình luận bên dưới, Tratunhien sẽ giải đáp hết giúp bạn.

Mọi câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi thông qua:

Fanpage: https://tratunhien.com/

Youtube: Trà tự nhiên

Email: trasachtunhien@gmail.com

One thought on “Nguyên nhân Kombucha bị hỏng? Cách xử lý phù hợp?

  1. Pingback: Hướng dẫn cách làm trà lá sen đơn giản ngay tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *