Cỏ ngọt là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Hiện cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm dược liệu. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một Glycoside tên là Steviol, có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Vì vậy, cỏ ngọt được sử dụng trong các thực đơn ít năng lượng để điều trị các bệnh như đái tháo đường, điều hòa lượng đường trong máu, cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu…
Lợi ích của trà cỏ ngọt
Cỏ ngọt đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn và được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm thay cho đường hóa học. Những tác dụng tốt cho sức khỏe của cỏ đường có thể kể đến:
Phòng ngừa tăng huyết áp
Các nhà khoa học về Y học đã có nghiên cứu dưới sự tác động của stevioside (hợp chất trong cỏ ngọt) tiêm vào tĩnh mạch ở chuột tăng huyết áp tự phát. Kết quả nhận về cho thấy tác dụng hạ huyết áp trên cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Điều này còn dựa trên liều lượng tiêm tĩnh mạch là 50, 100 hay 200 mg/kg. Tác dụng hạ huyết áp có thể kéo dài đến 60 phút với liều 200 mg/kg.
Bên cạnh đó, một số glycoside khác có trong cỏ đường còn có lợi ích làm giãn mạch, tăng chức năng tiểu tiện. Đồng thời tạo điều kiện thải natri ra bên ngoài cơ thể, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch.
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Tác dụng tích cực tiếp theo của cỏ ngọt là hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của người tiểu đường type 2. Theo nghiên cứu từ National Library of Medicine – Thư viện Y học quốc gia Mỹ cho biết về lượng tiêu thụ chất tạo ngọt có trong cỏ đường giúp lượng đường và hemoglobin A1C (đường máu trung bình trong 3 tháng) giảm đáng kể so với tiêu thụ tinh bột.
Cung cấp lượng đường cho bà bầu
Trong thành phần dinh dưỡng của cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol đã được nghiên cứu là không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và khả năng sinh sản của phụ nữ mang thai. Vì sự an toàn của cả mẹ và con, bà bầu nên chọn thực phẩm chứa Glycoside steviol đã được FDA công nhận và dùng liều lượng phù hợp.
Phòng ngừa ung thư vú
Một thí nghiệm về cỏ ngọt để xác định stevioside (hợp chất có trong cây cỏ đường) để xem có hoạt tính chống ung thư không do Khoa Sinh học Phân tử và Công nghệ Sinh học, Đại học Kalyani, Ấn Độ thực hiện. Bên cạnh đó, độc tính tế bào, cảm ứng apoptosis và con đường hoạt động giả định đều được nghiên cứu kỹ lưỡng trong tế bào ung thư vú.
Kết quả đã cho thấy stevioside là hợp chất cảm ứng mạnh với việc chết rụng tế bào ung thư. Đây cũng là một tín hiệu tích cực đầy hứa hẹn với phiên mã trong tương lai.
Cách pha trà cỏ ngọt khô
Chuẩn bị nguyên liệu
- 15g cỏ ngọt khô
- 1,5 lít nước sôi
Quy trình pha trà cỏ ngọt khô
- Tráng bình trà bằng nước sôi để làm ấm cũng như làm sạch bình trà.
- Cho lượng cỏ ngọt khô và nước theo tỉ lệ đã được chuẩn bị ở trên vào bình trà và đậy nắp.
- Hãm trà khoảng 5-7 phút là bạn có thể rót nước và thưởng thức.
- Với một ấm trà cỏ ngọt khô bạn có thể hãm từ 1-2 lần.
Trà tự nhiên – Sống thiên nhiên
- Fanpage: Trà Tự Nhiên
- Hotline: 0984.606.507
- Địa chỉ: Số 297, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội