Vậy bà bầu uống trà được không? có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé, Trà Tự Nhiên sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.
Bà bầu uống trà được không?
Các bà bầu trót yêu trà thường rất băn khoăn không biết bà bầu uống trà được không hay uống trà em bé có ảnh hưởng không?. Câu trả lời này là CÓ nhưng bà bầu uống trà cần có chừng mực và nên uống những loại trà thảo mộc có thành phần lành tính.
Tuy nhiên có bầu vẫn nên hạn chế uống trà, nguyên nhân là do một số loại trà, ví dụ như trà xanh có tác dụng làm giảm nồng độ axit folic (hay folate) từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Ở thai kì thứ 1 đến thứ 3, bà bầu uống trà được không nên vượt quá 2 tách mỗi ngày để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Một thông tin nhỏ nữa là bà bầu uống trà có thể cản trở sự hấp thu sắt từ rau xanh.
Lưu ý rằng trà xanh và trà thảo mộc không giống nhau, trà xanh có chứa caffeine làm tăng nhịp tim của thai nhi cũng như làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, hơn nữa, caffeine còn gây ra tình trạng mất nước cũng như mất nước, giảm cảm giác khát nước ở phụ nữ có thai.
Theo thống kê, một tách trà có dung tích khoảng 236ml sẽ chứa khoảng 25-46 mg caffeine, trong khi một tách cà phê có dung tích tương đương chứa từ 95-200 mg caffeine. Vì vậy, các mẹ uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý điều này.
5 lợi ích của việc uống trà xanh khi mang thai
- Điều hòa huyết áp: Giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai như tiền sản giật, thường gặp ở bà bầu bị cao huyết áp.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Các căn bệnh chỉ mới nghe đến tên thôi cũng sợ như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay ung thư sẽ không có nhiều cơ hội “gõ cửa” làm phiền sức khỏe của bạn nếu bạn đã có “những người bảo vệ” là chất chống oxy hóa đến từ trà xanh.
- Ổn định tâm trạng: Các chất chống oxy hóa từ trà xanh rất hữu ích trong việc tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp chống lại sự thay đổi tâm trạng liên quan đến thai kỳ. Theo các nghiên cứu lâm sàng, trà xanh có thể tăng cường các tế bào T có nhiệm vụ điều tiết trong cơ thể chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bà bầu uống nước chè xanh khi mang thai vừa phải có thể chống lại bệnh tật.
- Giảm các triệu chứng về tiêu hóa: Khi mang thai, chắc hẳn bạn sẽ trải qua những điều khó chịu như chứng khó tiêu hay bệnh dạ dày. Nhưng bà bầu uống trà xanh sẽ không phải bận tâm đến điều đó vì loại thức uống này sẽ làm dịu các chứng khó chịu kể trên.
- Tốt cho răng miệng: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bà bầu uống nước lá chè xanh có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và xương khớp. Phụ nữ mang thai có thể bị viêm nướu do nồng độ hormone dao động, trong khi đó, trà xanh cũng có công dụng làm dịu tình trạng này rất tốt.
Rủi ro uống trà xanh quá nhiều khi mang thai
Mặc dù việc bà bầu uống trà xanh vẫn được coi là an toàn nhưng uống quá nhiều trà xanh vẫn có thể gây ra những rủi ro nhất định.
Một số nhược điểm của việc uống trà xanh nhiều khi mang thai như làm giảm lượng folate (hay axit folic) cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sự thiếu hụt folate có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh của tủy sống được gọi là tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.
Việc bà bầu có thói quen uống trà xanh khi mang thai cũng gây cản trở quá trình hấp thụ sắt của các tế bào máu. Sắt cực kỳ quan trọng đối với việc sản xuất hemoglobin. Vì vậy, uống trà xanh khi mang thai có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Bà bầu uống bao nhiêu trà là đủ?
Phụ nữ mang thai thường lo lắng về việc bà bầu uống trà được không, vì những lời đồn thổi về việc ăn hoặc uống một số loại thực phẩm một cách thường xuyên. Bà bầu uống trà được không? Trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là hạn chế uống trà xanh và các đồ uống có chứa caffein khác dưới 200mg mỗi ngày, có thể ước tính khoảng hai tách trà xanh mỗi ngày.
Ngoài trà, hãy đảm bảo các loại thức ăn hay đồ uống như sô cô la, nước ngọt, cà phê hoặc nước tăng lực cũng nên duy trì ở mức dưới 200mg caffeine mỗi ngày.
Ngoài uống trà xanh khi mang thai, còn loại trà nào khác tốt không?
Các loại trà thảo mộc như gừng và bạc hà sẽ giúp làm dịu cơn ốm nghén, trong khi trà hoa cúc được biết đến với công dụng đảm bảo bạn có một giấc ngủ ngon. Trà lá mâm xôi đỏ thúc đẩy các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra tốt hơn.
Một số loại trà thảo mộc nên tránh, chẳng hạn như trà lá xô thơm, vì chúng có chứa các chất có liên quan đến huyết áp cao và sẩy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên tránh trà mùi tây. Loại trà này còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai.
Trà xanh có giúp phụ nữ dễ mang thai hơn?
Những ai đang muốn có một thiên thần nhỏ cho mình thì không thể bỏ qua trà xanh không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng thụ thai. Những chất đó bao gồm:
- Vitamin C: Hạn chế tác động của các chất oxy hóa với tế bào sinh sản, khống chế các gốc tự do trong cơ thể là lợi ích của vitamin C có trong trà xanh mang lại và nhờ đó khả năng thụ thai sẽ được cải thiện đáng kể hơn.
- Chất chống oxy hóa: Cũng giống vitamin C, chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự phá hủy tế bào của các gốc tự do. Điều đó đóng vai trò tích cực cho cơ thể của bạn để chuẩn bị mang thai.
- Khoáng chất: Một vài loại thiết yếu có thể kể đến như kẽm, mangan, crom và selen có trong trà xanh sẽ làm tăng khả năng sống của trứng ở nữ giới. Còn đối với nam giới, các khoáng chất này giúp tăng chất lượng tinh trùng cũng như khả năng vận động của chúng.
Bà bầu uống trà có cả lợi và hại, tốt nhất vẫn là mẹ bầu nên thận trọng và lắng nghe cơ thể mình hơn khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong thai kỳ.
Vậy là Trà Tự Nhiên đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi “bà bầu có uống trà được không?” rồi. Để hiểu thêm về các loại trà, những công dụng của trà, mẹ bầu có thể tham khảo thêm tại:
Website: https://tratunhien.com/
Facebook: Trà Tự Nhiên
Shopee: Trà Tự Nhiên – Sống Thiên Nhiên