Kiến thức “vàng” khi lựa chọn trà hoa mà bạn cần biết

trà hoa
4.3/5 - (6 bình chọn)

Trà hoa khô là loại thức uống quen thuộc đối với nhiều người. Trà hoa là trà được chế biến từ các loài hoa có mùi vị thơm. Tại Việt Nam hiện nay, trà hoa khô được chế biến và sản xuất dưới dây chuyền chất lượng và được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây, trà tự nhiên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về 3 loại trà hoa khô chính như: trà hoa cúc, trà trà hoa hồng, trà hoa atiso nhé.

Cách làm trà hoa khô

Trà hoa cúc

Khi làm trà chúng ta nên chọn hoa cúc trắng hoặc vàng có bông nhỏ, được hái vào chừng mùa thu khi hoa mới nở. Sau khi hái về, chúng ta phải rửa sạch bụi bẩn, chúng ta làm héo bằng cách để vào chỗ khô lạnh hoặc sấy khô.

Cách mix trà hoa cúc

Nhiều người luôn nghĩ cách pha trà phức tạp nhưng chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản thì chúng ta đã có cốc trà chuẩn vị tại gia.

Trà hoa cúc với mật ong

cách mix trà hoa cúc
Cách mix trà hoa cúc

Nguyên liệu: 10 gram hoa bạch cúc – 30 ml mật ong

Cách làm: hoa cúc đã được làm khô cho vào ly và tráng qua nước ấm. Sau đó rót nước sôi, đậy nắp chén để cho trà ngấm 3 phút. Nếu bạn chuẩn bị được thêm chút hạt sen ngồi nhâm nhi thì rất tuyệt vời. Khi dùng trà, chúng ta cho thêm mật ong vào.

Màu sắc của nước trà hoa khô với màu vàng của mật ong sẽ giúp bạn thưởng thức trà cảm giác thú vị hơn. Hương thơm của hoa giúp làm ấm cơ thể, xua tan căng thẳng đặc biệt bạn sẽ có những giấc ngủ sâu.

Trà hoa cúc với cam thảo

Trà hoa cúc cam thảo
Trà hoa cúc cam thảo

Đây là loại trà giải nhiệt, làm mát cơ thể, rất tốt cho những người hay bị mẩn ngứa mụn nhọt,…Và chỉ với công thức này, sau 10 phút chế biến, bạn sẽ có một cốc trà làm giảm nhiệt độ cơ thể rất nhanh chóng và tiện lợi.

Trà hoa hồng

Cách chế biến trà hoa hồng

Trà hoa hồng là một thức uống có mùi thơm dịu dễ dàng giúp cho tinh thần bạn dễ chịu hơn. Với các công thức đơn giản bạn sẽ có ngay một ly trà hấp dẫn để nhâm nhi mỗi buổi chiều hay dùng trong bàn tiệc trà để thưởng thức.

Trà hoa khô hồng tươi

Nguyên liệu

  • Bông hoa hồng: 10 bông
  • Gừng: 1 củ
  • Mật ong: 1 muỗng canh (dùng để pha 1 ly)
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Nước sôi: 350 ml
Cách chế biến trà hoa hồng
Cách chế biến trà hoa hồng

– Bước 1: Sơ chế hoa hồng

Hoa hồng bạn rửa sạch với nước. Tiếp đến, chuẩn bị tô đựng khoảng 1 lít nước, cho vào 2 muỗng cà phê muối, khuấy đều để muối hòa tan hoàn toàn.

Sau đó, bạn cẩn thận tách rời từng cánh hoa hồng, cho vào trong tô đựng nước rửa sạch và ngâm khoảng 3 phút rồi lần lượt vớt cánh hồng cho vào để ráo nước.

Gừng thì bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi.

– Bước 2: Nấu trà hoa hồng

Lần lượt cho gừng và cánh hoa hồng vào ấm trà, đổ thêm 350ml nước sôi vào và ủ trà trong khoảng 5 – 7 phút.

– Bước 3: Hoàn thành

Sau 5 phút, bạn đổ trà ra ly, cho vào thêm vào mỗi ly khoảng 1 muỗng canh mật ong, khuấy đều để mật ong tan hết và thưởng thức nhé!

– Bước 4: Thành phẩm

Trà hoa hồng tươi có màu hồng nhạt đẹp mắt và thơm mùi hoa hồng thoang thoảng vô cùng quyến rũ.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của mật ong, hơi cay nồng của gừng, giúp giữ ấm cơ thể và giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Xem thêm: Cách chế biến trà hoa hồng ngon

Sản phẩm: Trà hoa hồng

Trà hoa Atiso

Trà hoa Atiso xanh

Trong các loại trà hoa Atiso thì Atiso xanh có thể được xem là loại hoa chế biến được nhiều món.

  • Điều đâu tiên, đó là hoa atiso xanh có thể chế biến thành những món ăn ngon, hoặc cũng có thể nấu nước uống có tác dụng chữa bệnh gan rất hiệu quả.
  • Hoa atiso xanh còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm để hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với xương, thịt để ăn cả cái và nước. Hoa atiso xanh là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị đái tháo đường.
  • Có thể sử dụng hoa atiso xanh dưới nhiều dạng: Dùng tươi hoặc khô, hầm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc.

Và vì thế, hoa atiso xanh đã được bào chế ở rất nhiều dạng sản phẩm như: cao atisô, trà atisô, thuốc đóng ống actisamin, atiso xanh dạng viên …đều có tác dụng trị bệnh.

Trà hoa Atiso Xanh
Trà hoa Atiso Xanh

Trà atiso đỏ là một loại trà thảo dược được làm ra bằng cách ngâm đài quả atiso đỏ khô vào trong nước sôi. Loại trà này có vị chua tương tự với quả nam việt quất. Bạn có thể thưởng thức trà theo 2 cách nóng và lạnh.

Trà hoa Atiso đỏ
Trà hoa khô Atiso đỏ

Xem thêm: Các loại trà hoa Atiso

Sản phẩm: Trà atiso đỏ

Tác dụng của trà hoa khô

Trà hoa cúc

Một trong những tác dụng chính của trà hoa cúc là:

  • Hỗ trợ tiêu hóa cho con người
  • Trà hoa cúc có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu, rối loạn dạ dày. Làm dịu cơn buồn nôn, đầy hơi. Trà hoa cúc trở thành một thức uống nhẹ khi bị nôn hoặc cảm cúm.
  • Giảm căng thẳng trong tinh thần
  • Chất apigenin flavonoid có trong hoa cúc là chất chống lo âu, làm dịu các phản ứng căng thẳng và giúp dễ ngủ.
  • Vấn đề răng miệng
  • Kháng sinh có trong hoa cúc sẽ giúp thúc đẩy nướu khỏe mạnh qua việc làm giảm số lượng vi khuẩn bám vào. Điều này có lợi hơn so với uống cà phê. Cà phê sẽ gây phá hủy răng, trà hoa cúc mang lại hơi thở thơm mát và răng trắng sáng hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân trung tuổi.
  • Các nghiên cứu cho thấy, trà hoa cúc giúp tăng lưu lượng máu, chữa lành các mao mạch, giảm các triệu chứng liên quan tới huyết áp cao như: mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Chất Flavon trong hoa cúc có thể làm giảm huyết áp và cholesterol. Ngoài ra, hoa cúc cũng điều trị được chứng đau thắt ngực , đau ngực do bệnh tim gây nên.

Trà hoa hồng

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Một số nhà khoa học chứng minh được trà hoa hồng có thể ngăn chặn các đột biến gen, tác nhân gây ung thư. Vào năm 2013, một nghiên cứu cho thấy đặc tính chống đột biến của chiết xuất hoa hồng có được là do hàm lượng anthocyanin cao có trong loại hoa này.

Công dụng trà hoa hồng giúp ngừa ung thư còn thể hiện ở chỗ nó chứa các loại chất chống oxy hóa như EGCG, catechin và polyphenol có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư. Các chất chống oxy hóa mạnh có thể tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hoa hồng là một trong những loại trà thảo mộc có khả năng kích thích túi mật hoạt động tốt hơn, từ đó, thúc đẩy dạ dày tiêu hóa nhuần nhuyễn hơn. Hơn nữa mọi người còn ví nó như một loại thuốc nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón.

Ngoài ra, tác dụng của trà hoa hồng còn có khả năng làm lành các màng nhầy bị tổn thương và giúp khôi phục số men thiếu hụt ở trong ruột và dạ dày, chống viêm loét dạ dày. Hãy duy trì thói quen uống trà hoa hồng để có hệ tiêu hóa tốt nhất.

  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể là công dụng không thể bàn cãi của nó. Cụ thể, hoa hồng rất giàu chất xơ, nước và nhiều hợp chất giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu chăm chỉ uống 2-3 cốc trà hoa hồng mỗi ngày sẽ giúp bài trừ những độc tố có hại trong cơ thể giúp bạn cảm thấy người nhẹ nhàng & thư thái hơn.

  • Làm đẹp da cho da hồng hào xinh xắn

Trong hoa hồng chứa rất nhiều vitamin A và E có khả năng giữ ẩm và làm săn chắc da, hạn chế sự xuất hiện của quầng thâm và nếp nhăn.

 

Các thông tin về các loại trà hoa khô trên đây hy vọng sẽ có hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc, đóng góp ý kiến mời bạn để lại câu hỏi dưới Comment để được giải đáp.

Các bài viết liên quan:

Trà tự nhiên – Sống thiên nhiên

  • Fanpage: Trà Tự Nhiên
  • Hotline: 0393465288/ 0332288887
  • Địa chỉ: Số 297, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *